Người tiêu dùng hoang mang trước ma trận hóa chất thúc trái cây chín ép.
“Loại thuốc thúc chín trái cây vừa rồi cơ quan chức năng phát hiện là loại thuốc nhập lậu ngoài danh mục. Đây không phải là thuốc có chất kích thích sinh trưởng mà có tác dụng chuyển hóa tinh bột quả thành đường. Thuốc này về cơ bản “không độc hại”, nhưng ở Việt Nam nó nằm ngoài danh mục chưa được đăng ký, vì vậy về mặt pháp lý không được phép sử dụng trên hoa quả nên chúng tôi kiểm tra nếu phát hiện sẽ tịch thu và xử phạt”, ông Hồng nói.
Trước đó ngày 7/10, Đội Thanh tra chuyên ngành số 2 (thuộc Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội) kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp Dũng Hà (huyện Ba Vì) đã phát hiện một bao tải chứa 1.500 ống thuốc thúc chín hoa quả có nhãn mác chữ Trung Quốc. Chủ cửa hàng là bà Lê Thị Thu Hằng cho biết số thuốc ép chín hoa quả này bà mua hộ, đang để chờ họ đến lấy.
Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hà Nội cũng cho rằng, việc các loại thuốc này có độc hại hay không hiện nay chưa có câu trả lời bởi chưa có sự đánh giá tác động. “Đánh giá tác động của loại thuốc này phải là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá và nghiên cứu. Còn chúng tôi chưa có khuyến cáo nào”, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hà Nội nói.
![]() |
Loại thuốc thúc hoa quả bị thu giữ. |
Không gây nhiều tác hại
Qua tìm hiểu được biết, trước đây việc bảo quản hay ủ dấm các loại hoa quả người dân thường dùng phương pháp truyền thống là đất đèn hoặc đốt hương. Tuy nhiên hiện nay, thuốc thúc chín được nhập lậu từ Trung Quốc bày bán khắp nơi, người dân dễ dàng mua với giá rất rẻ. Tại các đại lý thuốc bảo vệ thực vật này, người dân có thể dễ dàng tìm mua thuốc thúc chín với giá từ 1.500-2.000 đồng/lọ…
Đặc biệt trên bao bì của những loại thuốc nhập lậu từ Trung Quốc này có cả chữ tiếng Việt. Chẳng hạn trên bao bì của loại thuốc thúc chín trái cây vừa được phát hiện tại huyện Ba Vì có in nhãn mác phụ ghi rõ: “Loại thuốc này có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích đối với mắt và da”.
Hướng dẫn sử dụng nêu rõ, pha một ống thuốc với 4-5 lít nước rồi phun hoặc nhúng trái cây vào, trái cây sẽ chín đều, đẹp”. Thuốc được dùng với nhiều loại trái cây như mít, hồng, chuối, đu đủ, lê, cam, cà chua… Hiện nay, người ta không chỉ dùng hóa chất thúc chín chuối, đu đủ mà còn áp dụng với cả mít non, nhãn lồng, hồng xiêm, bưởi, cam, lê, táo, xoài, sầu riêng…
Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện đang tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng, và chất bảo quản với nông sản. Về hoạt chất ethenol, dùng để thúc chín trái cây, một số doanh nghiệp không đăng ký với Cục, nên không có chỉ dẫn cụ thể trên bao bì, nhãn mác.
“Cục đã giao cho các phòng kiểm nghiệm phân tích sâu về ethenol. Đây là chất có tinh thể màu trắng, rắn, hòa tan tốt, là chất diệt côn trùng, không gây ung thư, với giới hạn cho phép. Do vậy, về bản chất ethenol gây nguy hại với sức khỏe con người không cao, mặc dù chưa được đăng ký”, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết.
Lãnh đạo Cục BVTV cũng cho biết, trên thế giới đang cho phép sử dụng các hoạt chất an toàn để xử lý hoa quả sau thu hoạch nông sản. Tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ đưa ra danh mục chất điều hòa sinh trưởng chất bảo quản được phép sử dụng, từ đó, khuyến khích doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu, khảo nghiệm nhanh, rồi đưa vào sử dụng.
Trên bao bì của loại thuốc thúc chín trái cây vừa được phát hiện tại huyện Ba Vì có in nhãn mác phụ ghi rõ: “Loại thuốc này có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích đối với mắt và da”.
(Theo Tiền phong)" alt=""/>Thuốc thúc hoa quả chín độc hại đến đâu?Ông bạn thân mến,
Với tuổi 59 của ông bạn thì cái chuyện “trên bảo dưới không nghe” là bình thường. Tự nhiên có quy luật: sinh, lão, bệnh, tử. 4 cung đường này, ông bạn đang đi qua cung thứ hai. Mà đã “lão” thì bảo giống như hồi mười tám, đôi mươi sao được? Tuổi này, mỗi tuần 1 lần là giỏi, nếu ông bạn cố gắng chiều bà xã bé nhỏ bằng cách 2 ngày mở mặt trận một lần thì 2 cung đường cuối cùng (bệnh, tử) sẽ đến rất nhanh.
Về chuyện mấy anh bạn già cho rằng “già thì già tóc già râu, còn riêng chuyện ấy lão đâu có già?” chẳng qua chỉ là cách nói để... tự động viên mình chứ làm gì có chuyện chỗ già, chỗ không trên cùng một cơ thể? Ngược lại, có nhiều anh đến độ 50-60 tuổi thì ngừng sinh hoạt tình dục và ngủ riêng vì cho rằng chuyện tình dục không thích hợp đối với người có tuổi. Điều này cũng không đúng vì đời sống tình dục của các anh thường dài hơn các chị. Nhiều anh đến 60-70 còn có thể có con vì tinh trùng vẫn không ngừng được sản sinh dù “lượng và diện” có phần giảm sút.
Đó là nói trong trường hợp hai vợ chồng có tuổi đời xấp xỉ nhau. Cả hai “giảm đều” chứ không phải chỉ một người. Còn trường hợp của ông bạn, sau những lần gần gũi thấy lưng đau, mỏi gối, choáng váng, hoa mắt, tinh thần uể oải... thì rõ ràng đã có vấn đề; hoặc là trong ham muốn, hoặc là trong sức khỏe thực thể.
Nói gì thì nói, nếu bà xã mới ngoài ba mươi, còn ông bạn đã 59 tuổi thì rõ ràng đây là... cuộc chiến không cân sức. Nếu không biết dưỡng quân thì đường dài sẽ không còn sức để chiến đấu. Lúc đó, có hối hận thì cũng đã muộn màng, chẳng có gì khiến người ta bức xúc cho bằng rượu ngon, mồi béo đã được dọn lên ê hề mà mình thì bị... đau răng!
Ông bạn nên biết rằng nam giới trong độ tuổi ngoài 50 các đáp ứng tình dục trở nên chậm hơn và thất thường: Sự cương dương không còn nhanh nhạy, đã vậy lại còn lên xuống thất thường; lượng tinh dịch ít hơn, sức phóng tinh cũng giảm; thời gian giữa hai lần cương kéo dài, ham muốn cũng không còn sôi sục...
Nói như vậy để ông bạn nên liệu cơm, gắp mắm; có một muỗng cơm mà chơi nguyên con mắm tổ bố thì khát nước, tăng huyết áp là điều khó tránh! Trong trường hợp của ông bạn, có sự... so le về tuổi tác khá nhiều dẫn đến so le chuyện chăn gối cũng là điều tự nhiên. Vấn đề quan trọng là hai bên phải hiểu, cảm thông, chia sẻ với nhau. Nếu bắt một “chiến binh” sắp sỉ lục tuần giương cờ xung trận như một anh tráng binh tuổi mới hai mươi thì e rằng “ngày vui ngắn chẳng tày gang, chưa hết đêm xuân đã vội tàn”.
Xin mách ông bạn một kinh nghiệm của cổ nhân: Nếu biết rõ phép tắc dưỡng sinh, thể theo quy luật âm dương, điều hòa; ăn uống điều độ, làm lụng và nghỉ ngơi có chừng mực, không lao lực bừa bãi thì thể xác và tinh thần đều khỏe mạnh... Còn ham uống rượu, sau khi say rượu lại nhập phòng bừa bãi; phóng túng về sắc dục, làm kiệt hết tinh khí, hao tổn chân nguyên, không biết giữ gìn tinh khí, thường sử dụng tinh lực quá mức, chỉ cốt thỏa lòng một lúc, làm trái ngược với sự vui thú của lẽ dưỡng sinh thì chắc chắn sẽ mau thấy già yếu.
Điều đó có nghĩa là “sự điều độ” giữ vai trò vô cùng quan trọng ở lứa tuổi của ông bạn. Ông bạn hãy chấp nhận và vui vẻ với thực tế, có sao xài vậy, đừng lạm dụng thuốc kích thích hay rượu bổ vì cái gì cũng có mặt trái của nó. Nên nhớ, “trâu già mà gặm cỏ non, gặm đi gặm lại nó cũng mòn... cái răng” chứ bộ!
(Theo NLĐ)" alt=""/>Cũng 'dạo đầu, dạo cuối' mà chẳng ăn thua...GS Mario đang chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam
![]() |
GS Mario giải đáp câu hỏi của các đồng nghiệp Việt Nam |
![]() |
Điều trị táo bón theo phương pháp mới |
![]() |
Bệnh nhi đang được GS Liêm và GS Mario điều trị táo bón theo phương pháp mới |
![]() |
Bệnh nhân cao tuổi đang được chữa bằng phương pháp phục hồi cơ năng |
GS Mario Pescatori là chuyên gia về phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật tiêu hóa và nội soi, được công nhận bởi Hội đồng châu Âu về phẫu thuật hậu môn trực tràng và đang là thành viên của Hội đồng châu Âu. Ông đã có 20 năm làm việc tại Đại học Công giáo ở Rome và hơn một năm tại Bệnh viện St Mark với Alan Parks, Christopher Williams và Peter Hawley. Ông đã đến thăm Bệnh viện Mayo, Bệnh viện Cleveland ở Mỹ và Bệnh viện London ở Anh. Ông phụ trách các đơn vị hậu môn trực tràng tại Bệnh viện Villa Flaminia ở Rome trong 14 năm. Cho đến nay, ông đã thực hiện hơn 3.000 ca phẫu thuật và nội soi và xuất bản khoảng 200 bài báo, chủ yếu về viêm loét đại tràng, sa trực tràng, táo bón, đi ngoài không tự chủ và rò hậu môn. |